Làm thế nào để thiết kế sửa chữa ban công chung cư an toàn?
Có không ít các trường hợp trẻ nhỏ ngã từ trên cao xuống tại các tòa chung cư cao tầng. Mà nguyên nhân chủ yếu vẫn do sự chủ quan, lơ là của gia đình. Vậy làm thế nào để thiết kế sửa chữa ban công chung cư an toàn?
Chiều ngày 28/02 vừa qua, tại một chung cư tại Hà Nội một em bé 2 tuổi đã trèo lên ban công và rơi xuống từ tầng 13. May mắn, bé đã được một người bên dưới đỡ kịp thời và chỉ bị thương. Tuy nhiên đây là một chuyện hy hữu, không phải lúc nào cũng có người ứng phó kịp thời, cứu được đứa trẻ cả. Để tránh được điều này, những gia đình sống tại các căn hộ chung cư cần có giải pháp cụ thể, phòng tránh những trường hợp tương tự có thể xảy ra. Hãy cùng công ty thiết kế sửa nhà Dthouse tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây.
Kinh nghiệm sử dụng ban công chung cư an toàn tại nước ngoài
Những tai nạn xảy ra tại ban công chung cư không chỉ xảy ra tại Việt Nam. Thực tế các chung cư cao tầng đã xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới từ rất sớm. Vì thế các nước Âu Mỹ đã có nhiều quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn cho ban công của các căn hộ.Tại Anh, chiều cao ban công tại các tòa nhà cao tầng, chung cư nói chung phải làm 1,1m, tức là trên phần bụng của người trưởng thành. Các thanh chắn ban công cách nhau không quá 10cm và càng hẹp càng tốt. Do đó những đứa trẻ trong độ tuổi tập bò, tập đi rất khó có thể leo trèo lên ban công. Ngoài ra phần gờ phía trên của ban công cũng được làm mỏng để không ai có thể ngồi lên đó. Đồ nội thất đều phải được đặt xa ban công để trẻ nhỏ không thể trèo từ đó lên lan can.
Tại khu vực cửa sổ, tất cả đều phải trang bị ổ khóa, chỗ khóa phải được đặt trên cùng cửa sổ để trẻ em không thể với lấy được. Ngoài ra người ta còn khuyến khích các gia đình lắp đặt nút chặn vào thay ray cửa sổ. Độ rộng không được quá 10m vì một đứa trẻ có thể đưa thân vừa với lỗ trống 12cm.
Chính quyền Anh cũng có nhiều cảnh báo đến các gia đình có trẻ nhỏ hoặc vật nuôi nên chú ý khu vực ban công. Không cho trẻ em, vật nuôi đến gần ban công khi không có sự cho phép của người lớn. Không chỉ để tránh những tai nạn đáng tiệc mà còn hạn chế việc các em ném đồ đạc, gây nguy hiểm cho người bên dưới.
Theo trang business.inquirer.net thì nhiều nước trên thế giới đã yêu cầu cầu các toàn nhà chung cư phải lắp lưới an toàn tại khu vực ban công và cửa sổ. Bởi các tòa nhà cao tầng ngày nay thường là không gian mở, tập trung nhiều người đến mua sắm, ngắm cảnh, chụp hình,… Do đó ban công chung cư lại ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Đó là chưa nói đến các yếu tố như gió và mưa, càng khiến cho khu vực này càng nguy hiểm hơn (căn hộ ở tầng càng cao thì gió, mưa lại càng mạnh).
Bên cạnh việc quy định rõ ràng các tòa nhà cao tầng phải đảm bảo các tiêu chí về an toàn ban công cho những người sinh sống tại đó. Chính quyền tại một số nơi thậm chí còn hạn chế số lượng khách thuê tại một căn hộ.

Có nên lắp lưới an toàn cho ban công?
Như đã nói trên, lưới an toàn là giải pháp an toàn được nhiều người lựa chọn cho các ban công chung cư hiện nay. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng căn hộ chung cư không được lắp lưới cáp vì sẽ làm thay đổi mỹ quan, không đảm bảo thoát nạn khi gặp sự cố. Tuy nhiên phía Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TPHCM cho biết: “Việc lắp đặt thêm các loại lưới bảo vệ tại ban công các tòa nhà cao tầng không làm ảnh hưởng đến an toàn PCCC của cả công trình. Thế nhưng các loại lưới cáp này phải đảm bảo dễ dàng tháo dỡ để lực lượng cảnh sát PCCC có thể tiếp cận được căn hộ thực hiện việc cứu hộ khi xảy ra hỏa hoạn.”Thực tế thì lưới an toàn ban công hiện nay đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Cấu tạo của lưới ban công sẽ chia làm hai bộ phận chính là khung nhôm cố định và sợi cáp:
- Khung nhôm cố định: được cấu thành bằng hợp kim nhôm kỹ thuật. Do đó có độ cứng và độ bền cao, chịu được tốt (lên đến 1500N). Bên ngoài được sơn tĩnh điện màu trắng. Có thể chống chịu được các tác nhân như nắng, mưa, bụi, chống bào mòn tốt. Hơn nữa lại giúp cho ban công có vẻ tao nhã hơn.
- Sợi cáp lưới an toàn ban công: được làm từ inox sợi xoắn, bọc ngoài bằng nhựa PE trong suốt. Vì thế bạn không phải lo trẻ con bị xây xước khi tiếp xúc trực tiếp với sợi cáp. Một số gia đình còn tích hợp cả bộ cảm biến chống trộm tại phần cáp lưới.

Ngoài giải pháp lắp lưới, vẫn còn một số giải pháp khác để đảm bảo khu vực ban công luôn an toàn cho trẻ nhỏ. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.
Hy vọng bạn đã biết cách thiết kế sửa chữa ban công chung cư an toàn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì hãy nhanh chóng liên hệ với Dthouse.
