Bạn có biết: nên thiết kế bếp chung cư đóng hay mở?
Căn bếp được xem là trái tim của ngôi nhà, cũng là một trong những phòng được sử dụng nhiều nhất. Và nên thiết kế bếp chung cư đóng hay mở là câu hỏi khiến nhiều người đau đầu.
Một căn hộ chung cư thường có diện tích nhỏ bé, lại khó cải tạo, nâng cấp hơn nhà bình thường. Chính vì thế phong cách thiết kế của căn hộ cũng có nhiều khác biệt và người ta luôn phải tìm giải pháp làm sao cho tiết kiệm không gian nhất. Với khu vực bếp thì lựa chọn bếp đóng hay mở là còn tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của gia chủ. Và mỗi loại bếp lại có một ưu điểm và nhược điểm riêng. Hãy cùng dịch vụ sửa nhà Dthouse tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nào.
Nhà bếp khép kín
Ưu điểm
Bếp khép kín hay là bếp đóng là kiểu bếp truyền thống của các gia đình người Việt. Nhờ có những bức tường, vật thể ngăn cách mà nó có thể tạo ra được một không gian kín đáo, riêng tư với không gian sinh hoạt chung (thường là phòng khách).Ngoài ra theo phong thủy thì đây là kiểu thiết kế tối ưu cho một căn nhà. Với phòng khách ở vị trí trung tâm và bếp nằm ở bên cạnh. Căn bếp được cho là nơi ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe của cả gia đình nên phải nằm riêng biệt, không được thông với phòng khách. Vì vậy 90% các căn nhà phố tại Việt Nam vẫn chuộng kiểu thiết kế bếp như thế này.

Nhược điểm
Bởi vị nằm tách biệt nên kiểu bếp này khiến người trong nhà khó tương tác với nhau hơn. Khi có khách đến nhà chơi thì việc mang đồ ăn từ bếp ra ngoài cũng khó khăn và mất thời gian hơn. Nếu đông người thì có thể không đủ chỗ ngồi.Hơn nữa thiết kế bếp kiểu khép kín còn gây cảm giác bí bách, gò bó. Đặc biệt là khi phải nấu nướng một thời gian dài trong bếp. Tiếng ồn, khói bụi có thể làm bạn trở nên stress.
Nhà bếp mở
Ưu điểm
Lợi ích đầu tiên của bếp mở là giúp bạn tối ưu hóa được diện tích. Vì kiểu này không xuất hiện các vách ngăn nên giúp không gian nhà bạn được mở rộng. Chỉ cần thiết kế kéo léo một chút với một căn bếp và phòng khách thông nhau bạn có thể thoải mái sử dụng, nấu nướng trong khoảng diện tích 20-24m2. Còn với một bếp kín kiểu truyền thống thì để có thể sinh hoạt thoải mái bạn phải cần một không gian tầm 30m2.Một lý do nữa khiến bếp mở rất được ưa chuộng tại các căn hộ hiện đại là nó giúp các thành viên trong gia đình dễ dàng giao tiếp, sinh hoạt với nhau hơn. Không khí trong nhà sẽ ấm cúng, thân mật hơn và người nấu ăn không cảm thấy bị tách biệt với mọi người.
Hơn nữa kiểu thiết kế này còn tận dụng được nguồn sáng tự nhiên rất tốt. Nhờ việc phá bỏ các vách ngăn mà ánh sáng từ phòng khách có thể tràn vào phòng ăn, tạo cảm giác thoáng đãng hơn rất nhiều.

Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của căn bếp mở chính là tiếng ồn và mùi. Không có rào cản nào ngăn giữa phòng khách và bếp sẽ khiến mùi dầu mỡ, khói bụi từ bếp lan sang phòng khách. Dù bạn có trang bị máy hút mùi thì nhược điểm này cũng hiện hữu khá rõ. Hơn nữa, bạn luôn phải giữ cho căn bếp sạch sẽ, gọn gàng để tránh ánh nhìn soi xét của các vị khách khi bước vào nhà.Việc loại bỏ các bức tường đồng nghĩa với việc phải giải quyết đường dây điện và những thứ khác có liên quan. Vấn đề này cũng sẽ khiến bạn đau đầu đấy.

Xem thêm: Đừng ngại bếp nhỏ, nó cũng có những lợi ích bạn không ngờ tới đấy
Dthouse vừa gửi đến bạn những ưu và nhược điểm của nhà bếp kiểu truyền thống và hiện đại. Hy vọng những phân tích kể trên giúp bạn quyết định được nên thiết kế bếp chung cư đóng hay mở.
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến việc chăm sóc, bài trí nhà cửa thì bạn có thể liên hệ với Dthouse. Dịch vụ sửa nhà chuyên nghiệp của chúng tôi sẵn lòng phục vụ bạn.
